CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

Khoa Xây Dựng hiện tại đang đào tạo 4 chuyên ngành:

1. Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Chuyên ngành XDDD&CN do khoa Xây dựng quản lý, cấp bằng Kỹ sư sau 4,5 năm đào tạo. Sinh viên được tuyển qua kỳ thi khối A00, A01, D01, D07. Đây cũng là một trong những chuyên ngành có số lượng sinh viên theo học đông nhất trường, và là một trong những chương trình đào tạo kĩ sư Xây dựng hàng đầu tại Việt Nam. Mục tiêu đào tạo của Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp là đào tạo kỹ sư xây dựng với kiến thức chuyên sâu về thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư có khả năng thiết kế, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, bao gồm các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như nhà cao tầng, nhà thi đấu, sân vận động, tháp truyền hình, bể chứa…
Bậc Đại học:

Mã ngành: 7580201
Ký hiệu lớp: X, X+;
Bằng cấp: Kĩ sư;
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023: 250sv;
Tuyển sinh: cả nước, khối A00, A01, D01, D07
Bậc sau đại học và đào tạo Tiến sỹ

Chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp xem tại liên kết sau: Chương trình đào tạo XDDD&CN

2. Xây dựng công trình ngầm đô thị

Chuyên ngành Công trình ngầm đô thị thuộc Ngành đào tạo Kỹ thuật công trình xây dựng là chuyên ngành hiện chỉ có duy nhất Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo bậc đại học trong cả nước. Chuyên ngành được mở và bắt đầu đào tạo từ năm 2005, trực thuộc Khoa Xây dựng với đội ngũ cán bộ hiện tại gồm 98 giảng viên cơ hữu, trong đó có 40 tiến sĩ và các thạc sĩ học tập từ các nước phát triển và trong nước, có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Không gian ngầm, công trình ngầm đô thị đã và đang là giải pháp hiệu quả trong việc sử dụng quỹ đất ngày càng eo hẹp của các đô thị đông dân, các bãi xe ngầm, bể ngầm, tầng hầm nhà cao tầng sẽ được ưu tiên đầu tư nhiều hơn nữa, các hệ thống tàu điện ngầm đang được phát triển tại Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh… là những minh chứng cho tương lai của chuyên ngành, đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ sư công trình ngầm phải đáp ứng trong thời gian tới.

Mã ngành: 7580201_1
Ký hiệu lớp: XN
Bằng cấp: Kĩ sư;
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023: 50sv;
Tuyển sinh: cả nước, khối A00, A01, D01, D07

Chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị xem tại liên kết sau: Chương trình đào tạo CTN Đô thị

3. Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

Từ năm 2009, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã đào tạo kỹ sư Vật liệu và Cấu kiện xây dựng, nay là ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã xây dựng các mục tiêu đào tạo đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, đáp ứng cao nhất nhu cầu lao động trình độ kỹ sư xây dựng đất nước. Đào tạo Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng cần có các năng lực:
– Nắm vững kiến thức cơ bản về Kỹ thuật công trình xây dựng;
– Lựa chọn và sử dụng VLXD phù hợp đối với tính năng của CTXD, nhằm đạt hiệu quả kinh
tế – kỹ thuật cao nhất;
– Thiết kế công nghệ, tổ chức và quản lý sản xuất VLXD (Bê tông và cấu kiện bê tông cốt
thép, chất kết dính, sản phẩm gốm sứ và thủy tinh xây dựng, vật liệu tổ hợp khác (Composite)…
– Nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao các tính năng của VLXD;
– Nghiên cứu phát triển Vật liệu mới, công nghệ mới trong sản xuất vật liệu xây dựng.

Mã ngành: 7580201
Ký hiệu lớp: VL;
Bằng cấp: Kĩ sư;
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023: 50sv;
Tuyển sinh: cả nước, khối A00, A01, D01, D07

Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật VLXD xem tại liên kết sau: Chương trình đào tạo CNKT VLXD

4. Quản lý dự án xây dựng

Từ năm 2021, Khoa Xây dựng đào tạo chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng: Để quản lý và triển khai được các dự án này từ giai đoạn đầu tiên (hình thành ý tưởng và nghiên cứu khả thi) đến khi hoàn thành toàn bộ có yêu cầu rất lớn đối với các kỹ sư xây dựng, các kiến trúc sư và các thành viên tham gia quản lý dự án. Họ là những người sẽ có rất nhiều đóng góp vào quá trình định hình và phát triển dự án, đưa ra các giải pháp và quyết định nhằm vượt qua khó khăn, đạt được các mục tiêu và tạo nên sự thành công của dự án. Hiện nay ngoài các nhân sự làm việc trên dự án như các nhà kỹ thuật trong từng lĩnh vực thì còn xuất hiện thêm các kỹ sư quản lý dự án chuyên nghiệp. Họ là những người có trách nhiệm quản lý một phần hoặc toàn bộ dự án, với nhiệm vụ phối hợp và điều hành các phần công việc, những người khác để cùng hướng đến mục tiêu chung của dự án.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản lý dự án xây dựng của trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng các vị trí công việc dưới đây:

– Lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

– Quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng;

– Giám sát và nghiệm thu công trình về mặt chất lượng, định mức, tài chính và tổ chức lao động;

– Nghiên cứu, tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực quản lý dự án xây dựng; – Điều hành các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng;

– Quản lý nhà nước về xây dựng.

Mã ngành: 7580201
Ký hiệu lớp: DA;
Bằng cấp: Kĩ sư;
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023: 100sv;
Tuyển sinh: cả nước, khối A00, A01, D01, D07

Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng xem tại liên kết sau: Chương trình đào tạo QLDA XD

CÁC MÔN HỌC

Xem tất cả ≫