Phát triển đường sắt đô thị: đòi hỏi cấp thiết về nguồn nhân lực kỹ sư công trình ngầm chất lượng cao

Sự phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đòi hỏi nguồn nhân lực chuyên môn cao. Tìm hiểu ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội – nơi đào tạo kỹ sư cho tương lai hạ tầng đô thị Việt Nam.

Nhu cầu bức thiết từ thực tiễn phát triển đô thị

Việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không chỉ là xu hướng tất yếu, mà còn là giải pháp chiến lược nhằm giải quyết bài toán ùn tắc giao thông, giảm thiểu ô nhiễm và hướng đến phát triển đô thị bền vững.

Tại Hà Nội, quy hoạch đến năm 2045 dự kiến sẽ có 15 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài gần 617 km. Trong đó, tuyến số 3 (Nhổn – ga Hà Nội) đang triển khai đoạn ngầm, còn tuyến số 5 dự kiến khởi công cuối năm 2025.

Tại TP. Hồ Chí Minh, hệ thống 12 tuyến metro với tổng chiều dài hơn 600 km cũng đang được quy hoạch và triển khai. Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) là minh chứng rõ nét cho bước tiến trong giao thông đô thị hiện đại.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội

Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực công trình ngầm

Phát triển các công trình metro, tàu điện ngầm không thể thiếu đội ngũ kỹ sư xây dựng công trình ngầm có kiến thức chuyên sâu và khả năng triển khai thực tế. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này còn hạn chế về số lượng và chất lượng, tạo ra khoảng trống lớn trong quá trình thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm.

Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội – Đơn vị tiên phong đào tạo kỹ sư công trình ngầm

Nhận thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này, từ năm 2005, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tiên phong mở chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị – sớm hơn 7 năm so với thời điểm triển khai tuyến metro đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh.

Chương trình đào tạo không ngừng đổi mới, cập nhật theo xu hướng quốc tế và ứng dụng công nghệ số (như BIM), kết hợp tăng cường thời lượng thực hành, thực tập, và đồ án tốt nghiệp. Nhờ đó, sinh viên tốt nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cao của thị trường lao động, cả trong và ngoài nước.

Môi trường học tập thực tiễn – cơ hội phát triển toàn diện

Bên cạnh chương trình học chính khóa, sinh viên còn tham gia:

  • Câu lạc bộ Xây dựng sáng tạo
  • Các đề tài nghiên cứu khoa học
  • Cuộc thi Olympic, giải thưởng VIFOTEC, Holcim Prize, Loa Thành…
  • Tham quan thực tế công trình, thực tập doanh nghiệp

Những trải nghiệm quý báu này giúp sinh viên phát triển tư duy nghề nghiệp, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và năng lực thích ứng cao.

Trong năm 2025, chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị cùng các chuyên ngành khác thuộc Khoa Xây dựng sẽ tuyển sinh theo hai phương thức chính:

  1. Xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông;
  2. Xét kết quả học tập trung học phổ thông.

Các tổ hợp xét tuyển được lựa chọn phù hợp với đặc thù chuyên ngành và bám sát những điều chỉnh của kỳ thi tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh trong quá trình đăng ký và xét tuyển.

Hotline TS : 0914.859.909